Top

Targeting trên Google Display Network

Đầu tiên chúng ta  cùng làm quen với khái niệm Google Nework. Hiểu đơn giản thì Google Network là tất cả những nơi có vị trí dành cho quảng cáo AdWords (Website, videos, games, apps…). Google Network có 2 hệ thống là Display Network và Search Network.

  • Search Network bao gồm các site Google tìm kiếm (Google search, shopping, maps, images…) và các partner search site (AOL). Chỉ có quảng cáo văn bản
  • Google Display Network (GDN) là một hệ thống websites đối tác và các trang web của Google (bao gồm cả Google Finance, Gmail, Blogger, Youtube…). Hệ thống này cũng bao gồm các websites và ứng dụng trên điện thoại di động. Định dạng quảng cáo trên GDN đa dạng hơn, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, thậm chí là video và flash.

GDN có gì hay ho?

Bên ngoài cái danh hiệu Ad network lớn nhất thế giới thì cái hay ho nhất của GDN đó chính là khả năng targeting linh hoạt và cực kì mạnh mẽ. Dưới đây là các hình thức targeting mà hệ thống GDN cung cấp để chúng ta có thể lựa chọn.

Contextual targeting

Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh, tấp cận khách hàng mục tiêu theo những gì mà họ tìm kiếm.

1. Keyword Contextual Targeting 

Google sẽ cho quảng cáo xuất hiện trên những trang web có chủ đề liên quan tới từ khóa mà chúng ta sử dụng trong campaign. Ví dụ: Nếu chúng ta sử dụng từ khóa là “Sex toy” thì quảng cáo sẽ hiển thị trên các trang web liên quan tới nội dung người lớn. ^^

2. Topic Targeting

Google sắp xếp và phân loại hệ thống website trong GDN thành các nhóm khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn nhóm ngành website cho quảng cáo xuất hiện từ hơn 1.700 danh mục như:  ô tô, mua sắm, làm đẹp…

3. Placement Targeting

Chọn các trang web cụ thể trong GDN như: dantri, baomoi…  Bên cạnh đó có thể lựa chọn các videos, apps, games, RSS feeds mà khách hàng tiềm năng của chúng ta có thể xem để target quảng cáo.

Audience Targeting.

Nhắm mục tiêu theo hành vi người dùng, tiếp cận khách hàng tiềm năng dựa vào hành vi của họ khi online

1. Interest Category Marketing

Đặt quảng cáo xuất hiện tới người dùng dựa theo sở thích của họ. Google sẽ phân tích các website mà user thường xuyên truy cập để đánh giá và phân loại sở thích của họ. Ví dụ: 1 user thường xuyên vào đọc các trang tin tức về game -> user này có sở thích về game.

2. Demographic (Nhân khẩu học)

Target nhân khẩu học cho phép chúng ta lựa chọn đối tượng xem quảng cáo theo độ tuổi hoặc giới tính.

3. Remarketing

Cho quảng cáo xuất hiện trở lại với những người đã vào xem website của chúng ta nhưng chưa thực hiện hành vi mua hàng (hoặc hành vi khác mà chúng ta trông đợi – convert). Ví dụ: Chị C vào xem website bán đồ trẻ em của tôi: Kids-store.vn nhưng chưa lần nào click vào nút “đặt hàng”. Tôi sử dụng Re-marketing và từ đó chị C vào các trang web tôi lựa chọn quảng cáo trên GDN sẽ thấy quảng cáo Kids-Store.vn của tôi. Điều này đôi khi gây hiệu ứng cho người dùng, chẳng hạn: “Sao tao đi đâu cũng thấy quảng cáo của Lazada vậy nhỉ?”

Bên cạnh đó, nếu mục tiêu là tăng độ phủ của quảng cáo, chúng ta có thể sử dụng “Negative remarketing” để cho quảng cáo chỉ xuất hiện với các khách hàng mới, những người chưa từng vào website của chúng ta.

4. Similar users. 

Google sử dụng công nghệ “Look-a-like” để tìm kiếm những khách hàng “tương tự” và đưa họ và danh sách remarketing cho chúng ta.

Chúng  ta có thể hiểu ngắn gọn về Look-a-like targeting theo 4 bước

– B1: Tìm kiếm và nắm bắt dữ liệu user dựa trên hành vi khi online (cookies)

– B2: Tạo “Converter Profile” – một danh sách các đặc điểm chung của các khách hàng hiện tại.  Sử dụng danh sách này chúng ta có thể nhắm tới những khách hàng tiềm năng mới có những đặc điểm và hành vi “tương tự” như các khách hàng hiện tại.

– B3: Tìm kiếm khách hàng “tương tự” dựa trên dữ liệu đã có.

– B4: Đưa danh sách những user này vào Remarketing list

Ví dụ: Các khách hàng hiện tại của Kids-store.vn có đặc điểm chung là hay vào webtretho, lamchame và Afamily. Khi tôi sử dụng look-a-like targeting quảng cáo của tôi sẽ xuất hiện với những người có đặc điểm giống với các khách hàng hiện tại của tôi là hay vào các trang web này.

Kết

Tạm kết thế này, Việc sử dụng kết hợp và linh hoạt 2 hình thức targeting theo audience và contextual sẽ giúp chúng ta đánh đúng khách hàng mục tiêu hơn, chi phí hiệu quả hơn. Quan trọng nhất là trong báo cáo tổng kết chiến dịch marketing online chúng ta sẽ thấy sự thay đổi tích cực đáng kể của các chỉ số quan trọng như CTR, ROI, Conversion Rate.

Còn việc cụ thể làm thế nào để sử dụng các hình thức targeting trên cho hiệu quả thì xin dành cho một bài viết khác.

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.