Top
Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO

20 yếu tố của một bài viết chuẩn seo

Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO – 20 yếu tố quyết định bài viết chuẩn SEO.

Trong quá trình làm SEO nếu có một bài viết chuẩn SEO bạn sẽ lên TOP dễ dàng hơn, từ đó quá trình làm SEO của bạn cũng đơn giản hơn nhiều. Bài viết hôm nay Công ty SEO LEADGLE xin hướng dẫn các bạn cách viết bài chuẩn SEO, đây là những kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi làm được và chia sẻ lại với hy vọng giúp ích được bạn đọc.

Nếu như theo Google một bài viết chuẩn SEO thì có rất nhiều công việc cần làm và cần thực hiện. Để làm được điều đó đòi hỏi bạn phải kết hợp với cấu trúc trang Web chuẩn SEO thì mới làm tốt được. Bài viết này chỉ nói về việc viết bài và đăng bài lên Web chuẩn SEO, còn việc bạn có một Website chuẩn SEO thì quả là một lợi thế rất lớn. Nếu chưa có Website bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế Web chuẩn SEO.

Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO kèm mẫu ví dụ thực tế

Những hướng dẫn sau đây là những kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi đã và đang làm, nó có thể đúng với những dự án SEO của công ty chúng tôi nhưng có thể không đúng đối với bạn. Tùy vào sản phẩm dịch vụ mà bạn có một bài viết phù hợp, bạn nên hướng tới trải nghiệm khách hàng hơn là cố gắng chạy theo những cập nhật mới. Chung quy những điều sau đây chúng tôi đã và đang thành công với dự án SEO của mình bạn có thể tham khảo một phần hoặc tất cả.

#1. Thẻ Meta Title:

Thẻ Title là thẻ được xuất hiện trên Google khi người dùng tìm kiếm, thẻ này từ 55 – 70 ký tự, bạn hãy tìm từ khóa của mình trên Google để xác định chính xác Google cho xuất hiện bao nhiêu ký tự. Thẻ này là thẻ quan trọng nhất trong quá trình bạn làm SEO và bán hàng, nó một phần quyết định bạn có lên top không và khách hàng có click vào Website của bạn không.

Thẻ Title bạn cần bố trí từ khóa chính và những từ khóa phụ, những từ khóa không nhất thiết phải nằm cạnh nhau. Khi bạn đặt title cần đảm bảo người dùng đọc hiểu tránh spam từ khóa, từ khóa chính xuất hiện ở đầu thì càng tốt, khúc sau bạn bố trí các từ khóa phụ rải rác kèm những từ kêu gọi hành động.

cấu trúc bài viết chuẩn seo

cấu trúc bài viết chuẩn seo

Ví dụ trên nói lên được bên mình đang cung cấp dịch vụ SEO Website tại TP Hồ Chí Minh và khu vực Hà Nội. Mình đem ví dụ này vào vì có rất nhiều bạn đặt title bị sai, bạn muốn bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nhưng đặt title không nói lên được điều đó. Các bạn đặt title dạng báo chí ví dụ “Khởi nghiệp thành công với dịch vụ SEO Website” thì thẻ title này thích hợp đăng trên báo hơn. Khi khách hàng muốn tìm dịch vụ SEO thì khách sẽ ưu tiên click vô title của bên mình hơn.

Với thẻ tiêu đề bên mình đặt có thể SEO được rất nhiều từ khóa, chỉ cần từ khóa chính “dịch vụ SEO” nằm cạnh nhau còn lại các từ khóa phụ đều có thể ăn theo được. Điều này giúp ích cho mình rất nhiều trong quá trình SEO Offpage để đa dạng từ khóa, tránh được trường hợp spam từ khóa chính. Bạn có thể tham khảo thêm: Video Cách tối ưu các thẻ Meta cơ bản trong SEO

#2. Thẻ Meta Description:

Thẻ Meta Description là thể quan trọng thứ 2 trong SEO chỉ đứng sau thẻ Meta Title. Thẻ này nằm phía dưới Title và URL khi khách hàng tìm kiếm trên Google. Ở đây bạn cần viết mô tả ngắn nói lên hết được điểm nổi bật của sản phẩm dịch vụ của bạn. Hãy dành một chút thời gian để suy nghỉ ra được một thẻ Description hay.

Thời gian gần đây Google đã cập nhật thẻ Description lên khoảng 300-330 ký tự không còn 165 – 225 như trước nữa. Ở một số trường hợp nếu bạn chưa cập nhật thẻ Description thì Google vẫn lấy như cũ. Công việc của bạn bây giờ nếu đã có bài viết hãy nhanh chóng vào cập nhật lại thẻ Description dài hơn để được xuất hiện nhiều hơn trên Google.

Một số trường hợp các bạn để trống thể Description để Google tự vào quét bài viết tùy theo từ khóa người dùng tìm để đưa ra Description thì vẫn tốt. Nhưng theo quan điểm của mình thì bạn nên nhập vào vì khi bạn nhập có nhập Description thì Google vẫn có thể tự vào quét và đưa ra gọi ý Description khác được.

Hướng dẫn viết thẻ Description: Bạn viết khoảng 300 – 330 ký tự đảm bảo rằng thẻ Description của bạn là có nghĩa và thu hút người dùng quan tâm. Bạn cần phải đảm bảo từ khóa chính xuất hiện càng ở đầu càng tốt, các từ tiền tố hay hậu tố của từ khóa thì xuất hiện rải rác đảm bảo được tính tự nhiên và đọc có nghĩa. Làm tốt được vấn đề trên thì thẻ Description của bạn đã có được một lợi thế nhất định trong SEO rồi.

#3. Meta Keywords:

Thẻ keywords nếu như theo thống báo của Google là đã loại bỏ thẻ này, nguyên nhân và vào những năm trước khi SEO mới vừa vào Việt Nam bạn chỉ cần Spam từ khóa vào đây thì có thể được lên TOP cao. Các chuyên gia SEO đã biết được điều đó và Spam vào đây, động thái của Google là công bố thẻ Meta Keywords không còn tác dụng trong SEO. Thời gian gần đây chỉ số PageRank cũng chịu chung số phận là bị Google công bố khai tử.

dịch vụ seo tại hcm

Vâng đó là thống báo của Google, nhưng đối với mình thì mình vẫn áp dụng đều các thẻ Meta Keywords này với những lý do sau. Ngoài SEO Google bạn còn có các công cụ khác như Bing, Yandex, Cốc Cốc… hơn thế nữa các công cụ kiểm tra SEO Onpage đa số vẫn còn thể hiện thẻ này. Theo quan điểm của mình Google công bố bỏ chỉ đề giảm Spam và Google đã giảm giá trị của thẻ Meta Keywords xuống không còn như xưa nhưng vẫn sài được.

Thẻ Meta keyWords gồm 6 đến 11 từ khóa, nó bao gồm những từ khóa chính và những từ khóa phụ. Bạn phải đảm bảo rằng Website cho bạn nhập thẻ Keywords của từng bài viết, nếu không có hãy liên hệ ngay với bạn thiết kế Web thêm nó vào, bạn nào dùng WordPress thì có thể để lại Comment bên dưới mình sẽ hướng dẫn bật lên.

#4. URL bài viết chuẩn SEO

URL thì khá đơn giản bạn chỉ cần đảm bảo Website bạn có thể tùy biến được URL là được. Theo những cập nhật mới thì URL siêu ngắn, chỉ cần chưa từ khóa chính là được không cần chưa các từ khóa phụ. Khi cập nhật như vậy sẽ giúp người dùng dễ nhớ hơn, một ví dụ URL ngắn

Cấu trúc URL chuẩn SEO là tiếng Việt không dấu cách nhau bởi dấu gạch ngang () không chứa các ký tự đặc biệt như (?=id#%^*…) đặc biệt là không .php nhé. Nếu công nghệ Website của bạn không cho bạn đặt lại URL hãy suy nghỉ đến việc thiết kế một Website mới và tham khảo bảng giá thiết kế web tại LEADGLE,

#5. Thẻ Heading 1

Trong phần nội dung thì thẻ Heading 1 (H1) là thể cực kỳ quan trọng, nó nằm ở đầu bài viết các bạn hay gọi nó là tiêu đề của bài viết. Ở phần tiêu đề của bài viết bạn nên để là H1, điều này nhấn mạnh cho Google đây là thẻ quan trọng nhất. Một số ý kiến nói để H2 nhưng theo quan điểm của mình thì nên để H1 là chuẩn nhất.

Thẻ H1 các bạn cần phải đảm bảo các yếu tố tương tự như thẻ title, nhưng không nhất thiết phải cầu kỳ như title chỉ cần đảm bảo được có chứa từ khóa chính là đã chuẩn rồi. Thẻ H1 bạn không chứa từ khóa phụ cũng không sao vì, trong bài viết mình còn rất nhiều thẻ Heading khác, những thẻ này sẽ phụ trách phần từ khóa phụ.

Điều quan trọng là thẻ H1 chỉ được xuất hiện 1 lần duy nhất trong bài viết, nó đảm bảo phải chứa từ khóa chính mà bạn cần SEO và đọc có nghĩa. Bạn cứ tưởng tượng thẻ H1 là tiêu đề 1 cuốn sách, một cuốn sách chỉ nên có 1 tiêu đề và các chương 1, chương 2, chương 3…. các chương 1,2,3 tương đương với Heading 2, Heading 3….

#6. Đoạn dẫn nhập

Bây giờ mới bắt đầu vô bên trong bài viết, nảy giờ bạn chỉ loay hoay các thẻ và URL nhưng hãy cố gắng làm cho tốt những điều đó trước khi vào đoạn dẫn nhập này nhé. Đoạn dẫn nhập hay còn gọi là Sapo rất sáng giá trong một bài SEO vì nó được xuất hiện đầu tiên trong phần nội dung. Google quét từ trên xuống dưới từ trái qua phải nên khi bắt đầu vào nội dung thì đoạn Sapo này là ăn tiền nhiều nhất.

Đoạn Sapo bạn viết khoảng 300 đến 500 ký tự tùy vào sản phẩm dịch vụ của bạn, nhưng đảm bảo tối thiểu phải 300 bằng thẻ Description. Vì sao vậy, vì khi Google không lấy thẻ Description của bạn thì nó sẽ ưu tiên đoạn Sapo tước. Đoạn này bạn viết mô tả tổng quan cho toàn bộ bài viết, đảm bảo từ khóa chính xuất hiện trong 100 ký tự đầu tiên. Bạn hãy in đậm và in nghiên đoạn này nhé để tạo điểm nhấn.

Lưu ý tránh trường hợp mới vào bạn chèn cái ảnh lên đầu nhé, hãy nhường chỗ cho đoạn Sapo trước rồi làm gì làm. Bạn để ý khi đọc báo cũng có những đoạn Sapo này, bạn có thể lên các trang báo để xem cách họ làm và bố trí cho phù hợp với người dùng.

Sau khi hết đoạn Sapo bạn cố gắng bố trí thêm 1 hoặc 2 đoạn nữa rồi hãy tới H2 nhé, chứ đừng mới vừa vô bạn cho H2 vào liền thì sẽ mất đi tính thẫm mỹ và cấu trức của bài viết. (đó là lời khuyên của mình còn sản phẩm dịch vụ của bạn thích hợp người dùng như thế nào thì tùy biến thêm).

#7. Thẻ Heading 2

Thẻ Heading 2 là thẻ quan trong thứ 2 trong các thẻ Heading, thẻ này hỗ trợ sức mạnh cho thẻ H1. Thẻ H2 cũng chứa từ khóa chính của bài viết tương tự như H1, bạn không nên viết H2 trùng H1 nhé và H2 phải ngắn hơn H1 để đảm bảo tính thẩm mỹ. Tiêu đề H2 là những tiêu đề phụ nên cần ngắn gọn đủ ý và từ khóa muốn truyền đạt, người dùng đọc vào là hiểu ngay.

Một bài viết dù ngắn hay dài dù chính hay phụ bạn cũng nên bố trí H2, cứ theo cấu trúc H1-H2 bạn làm cho toàn trang Web cộng với kế hoạch lập từ khóa tốt, bạn sẽ tự nhiên lên top những từ khóa dễ và trung bình.

Điểm lưu ý là H2 có thể xuất hiện nhiều lần trong bài viết, nhưng bạn hãy đảm bảo với H2 đầu tiền rằng H1 xong là tới H2 sau đó bạn thích bố trí H3 hay H4 tùy ý bạn. Bạn nên đặt trước các thẻ Heading trước khi viết bài, như vậy bạn đã có được mục lục của bài viết tránh được tình trạng bí ý khi viết bài. Có được các thẻ Heading bạn bám sát theo là tự nhiên bài viết bạn đi đúng hướng và chuẩn SEO phần nào rồi đấy.

#8. Thẻ Heading 3 và Heading 4:

Thẻ Heading 3, Heading 4 là 2 thẻ Heading tiếp theo mà bạn cần phải đặt trước khi viết bài, như vậy bạn sẽ hình dung được bố cục của bài viết trên Website trước khi viết bài. Thẻ H3- H4 chứa các từ khóa phụ hoặc không chứa từ khóa cũng được không sao, một số trường hợp bạn không cần bố trí các thẻ H3-H4 cũng được nhưng khuyên các bạn nên thêm vào cho chuẩn SEO.

Theo kinh nghiệm của mình thì bạn chỉ cần làm tới H4 là đủ rồi, các thẻ H5, H6 bạn bố trí ở Footer và Sidebar là chuẩn. Ở mỗi đoạn thẻ Heading các bạn nên viết các đoạn văn, tối thiểu là 2 đoạn văn mỗi đoạn tối thiểu 3-4 dòng. Tùy vào sản phẩm mà bạn bố trí cho hợp lý, bạn cũng đừng nên bố trí một bài viết toàn đoạn văn, bạn nên cho các ý gạch đầu dòng để tạo sự thuận tiện cho người đọc.

#9. Độ dài của bài viết SEO

Nội dung của bài viết SEO còn tùy thuộc vào sản phẩm và dịch vụ của bạn, bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cho người dùng là đạt rồi. Một số ý kiến trên thế giới nhận định rằng bài viết phải 1980 từ hay trên 3000 từ… nhưng theo kinh nghiệm của mình bạn chỉ cần viết đủ ý những thông tin muốn truyền đạt đến người đọc và hiểu là chuẩn.

Có những bài viết chỉ 300 từ cũng có thể lên TOP được, đối với những từ khóa dễ hoặc trung bình bạn không cần phải tốn quá nhiều content cho nó hãy chú trong trải nghiệm và cung cấp đủ thông tin của người dùng.

#10. Bố trí từ khóa rộng

Từ khóa mở rộng các bạn hiểu đơn giản là từ khóa chính thêm tiền tố và hậu tố vào để có được danh sách từ khóa mở rộng. Trong bài viết SEO các tiền tố và hậu tố không cần lúc nào cung xuất hiện chung với từ khóa chính, các tiền tố hậu tố bạn cứ rải rác nhiều nơi trong bài viết. Một bài viết càng nhiều tiền tố hậu tố theo từ khóa chính thì bạn SEO càng SEO được nhiều từ khóa.

Rải rác tiền tố hậu tố bạn sẽ có được một bài viết chuẩn SEO nhưng hoàn toàn tự nhiên không spam từ khóa. Để làm tốt được bước rải rác tiền tố hậu tố bạn cần phải có được một danh sách từ khóa chuẩn ngay từ đầu, khi có được danh sách tiền tố hậu tố thì lúc viết bài bạn tự biết cần thêm những từ khóa phụ nào.

#11. Từ khóa in đậm, In Nghiên

Nếu những năm trước đây, một bài SEO thì cần phải có chưa các từ khóa In đậm và in nghiên để nhấn mạnh từ khóa SEO. Nhưng thực tế thì khác, nếu bạn đã tự tin rải rác từ khóa đều và từ nhiên, các tiền tố và hậu tố của từ khóa được bạn khai thác tốt bạn không cần phải in đập in nghiên từ khóa nữa. Theo kinh nghiệm của mình thì In đậm in nghiên chúng ta nên dùng cho các từ cần nhấn mạnh không nhất thiết phải là từ khóa SEO.

#12. Link Out

Theo xu hướng SEO 2018 thì một bài viết SEO cần có từ 3-5 link Out ra ngoài, các link Out ra ngoài những Web uy tín chất lượng. Link Out đóng vai trò dẫn nguồn hoặc mô tả thêm cho bài SEO, nhưng bạn lưu ý không được chè từ khóa chính Out Link ra ngoài nhé. Khi chèn link Out bạn chèn những từ có nghĩa hơi có liên quan đến bài SEO một chút, tránh trường hợp chèn những từ không có nghĩa hoặc không có liên quan gì tới bài viết SEO.

Link Out chỉ cần chèn ở bài SEO tránh trường hợp một số bạn nghe chèn Link Out và bài nào cũng chèn, bên mình thường chỉ chèn cho bài SEO còn bài tin tức chia sẻ tùy bài mình mới chèn Link Out cho linh động. Còn một điều quan trọng là bạn nên để Nofolow link Out nhé và tránh Out Link ra cho đối thủ.

#13. Hình ảnh trong bài SEO

Một bài viết SEO muốn chuẩn SEO bắt buộc phải chưa hình ảnh, tùy vào độ dài của bài viết mà có số lượng hình cho phù hợp. Nhưng bạn cần phải chèn tối thiểu 3 hình trong một bài viết, còn bài viết nào có hình nhiều thì càng dễ SEO.

Một hình ảnh chuẩn SEO gồm những gì:

  • Tên file hình: tiếng Việt không dấu hoặc có dấu cách nhau bởi dấu gạch ngang.
  • Định dạng file hình là những định dạng thông dụng như JPG, PNG, GiF…
  • Dung lượng File hình càng nhẹ càng tốt.
  • Kích thước hình tùy vào sản phẩm của bạn, bạn lên Google tìm từ khóa của mình xem Google ra ảnh kích thước bao nhiêu để lấy gần đúng là chuẩn.
  • Chất lượng hình phải rõ và tốt nhất nên tự làm hình.
  • Các thẻ ALT, TITLE, Ghi chú… của hình ảnh phải có nghĩa tránh Spam từ khóa ở đây nhé.
  • Không dùng các số như 01,02,03 trong tên hình

Hình ảnh là nơi bạn có thể bố trí được rất nhiều từ khóa SEO, nên bạn hãy tận dụng khai thác tốt hình ảnh nó sẽ giúp bạn lên top dễ hơn. Làm tốt hình ảnh bạn sẽ chiếm ưu thế trong việc SEO hình ảnh và giúp tăng traffic từ Google hình ảnh và đối với một số sản phẩm hình ảnh là xu hướng SEO 2018 này.

#14. Đoạn chốt cuối bài hoặc hotline

Thường ai cũng nói là hướng tới người dùng và cung cấp thông tin tốt nhất cho người dùng, nhưng đa số viết bài xong là xong lại quên mất đoạn chốt bài viết hoặc thông tin liên hệ để khách hàng có thể tiện liên hệ với bạn. Google cũng khuyến khích các câu văn thân thiện và tôn trọng người dùng, việc bố trí đoạn chốt hoàn toàn tốt với Website của bạn khi viết bài chuẩn SEO.

#15. Các thẻ Tags

Thẻ Tags trong bài viết thường được các bạn thiết kế Web cho nằm ở cuối bài viết, nó tương tự như chuyên mục của Website. Khi nhiều bài viết cùng 1 thẻ Tag thì click vào một tag nào đó danh sách bài viết có liên quan sẽ xuất hiện. Thẻ Tag này được chú trọng nhiều trong năm 2017, trong code nó được đẩy lên phần Header của Website có giai đoạn cuối năm 2017 những thẻ tag này được Google ưu tiên xuất hiện nhiều bây giờ vẫn còn nhưng ít hơn.

Khi điền các thẻ Tag bạn cần phải có kế hoạch rõ ràng, tránh trường hợp Spam vào đây hoặc điền những từ khóa vào Tag không có đủ đích. Những từ khóa này chung chung hoặc những từ khóa không viết được bài nhưng có người tìm để bạn có thể lên top được tag. Bạn không nên đặt quá nhiều từ khóa ở đây, đặt vừa đủ và dễ nhìn là tốt nhất.

#16. Internal Link (liên kết nội bộ)

Internal Link hay còn được gọi là liên kết nội bộ, nó chuyển hướng qua lại giữa các bài viết trong cùng một Website. Bạn hình dung khi bạn đọc báo, đang đọc bài báo A thì có một số bài báo khác liên quan lúc này bạn click vào chúng ta sẽ qua bài khác nhưng vần cùng 1 trang báo. Trong quá trình làm SEO việc khai thác tốt Internal Link sẽ giúp tăng sức mạng tổng thể của Website bạn lên rất nhiều, các bài viết sẽ hỗ trợ nhau lên và khó bị rớt top hơn.

Về Internal Link có một số vấn đề lưu ý như sau:

  • Internal Link cho từ khóa SEO: Các bài SEO và những bài viết mạnh sẽ internal Link cho nhau, bài viết SEO không chèn Link Internal lung tung sẽ làm giảm sức mạnh của nó.
  • Bài Update hằng ngày: Thì internal link qua các bài Update khác, tùy vào sức mạnh và nội dung của bài Update mà quyết định có chèn link về bài SEO không.
  • Từ khóa không dâu: Bạn có thể chèn những từ khóa không dấu tại Footer hoặc gần các ô tìm kiếm gọi ý từ khóa.
  • Internal Link ảnh: trong các hình ảnh cũng là một hướng làm tốt giúp các bạn đa dạng được vấn đề Internal.

Khi thực hiện internal Link bạn cũng cần phải làm thật đa dạng, đừng quá tập trung vào một từ khóa chính mà hãy đa dạng từ khóa. Đặc biệt bàn cần đảm bảo 1 bài viết có link đến và có link đi nhé, bạn có thể dùng Google Search Console để kiểm tra tình hình Internal link của bạn để tránh bị mất cân bằng.

dịch vụ seo tại hcm

#17. Google Maps

Cuối mỗi bài viết thường hay để lại Maps của công ty hoặc cửa hàng, điều này tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi muốn tìm đến công ty bạn, cũng như hỗ trợ bạn phần nào trong quá trình SEO Google Maps. Một bài viết cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho người dùng thì luôn được Google ưu tiên trong xếp hạng tìm kiếm.

#18. Video

Video là xu hương của SEO năm 2018 và nhiều năm sau này, bạn nên cân nhắc xây dựng một kênh video chuyên nghiệp để hỗ trợ trong quá trình làm SEO của mình. Bạn tạo Video trên Youtube và tối ưu chuẩn SEO phù hợp với từng link SEO của bạn, tiếp theo bạn chèn Video này ở cuối bài viết. Chúng ta chèn nhiều sản phẩm của Google trên bài viết của mình thì theo quan điểm của mình sẽ được đánh giá tốt hơn.

#19. Comment

Phần bình luận trên bài SEO đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp bạn đa dạng được Content hơn khi viết bài. Có những từ khóa bạn không thể đưa vào bài viết được, bạn hãy nghỉ đến việc bạn sẽ đóng giả một người nào đó vào Comment bài viết của mình theo từ khóa bạn mong muốn. Mình khuyên các bạn nên dùng comment trực tiếp trên Web, như vậy Google có thể quét được phần này và đưa nó vào một trong các tiêu chí xếp hạng.

Một số gợi ý khi làm Comment trên Web:

  • Những từ khóa không dấu là một trong những ý tưởng từ khóa nên làm ở Comment
  • Những từ khóa sai chính tả hoặc đứng không đúng vị trí do người dùng tìm
  • Tên của đối thủ cũng có thể viết ở mục Comment

Hãy đảm bảo duy trì Comment liên tục cho bài viết trở nên có ích cho người dùng, một bài viết chất lượng luôn được nhiều tương tác.

Phần Neo trong bài viết được chú ý nhiều trong đầu năm 2017, khi các neo trong bài viết được người dùng tương tác nhiều và tùy vào từ khóa tìm kiếm thì sẽ được xuất hiện trong phần Description trên Google. Tác dụng của nó sẽ giúp người dùng dễ đọc hơn khi bài viết của bạn quá dài mà người dùng đang muốn tìm chính xác mục mà họ quan tâm. Nếu dùng WordPress bạn có thể tham khảo Plugin Table of Contents Plus bên mình đang dùng cái này.

Kất luận: Trên đây là 20 yếu tố của một bài viết chuẩn SEO kèm theo những hướng dẫn ngắn của mình, hy vọng sẽ giúp được bạn trong quá trình viết bài chuẩn SEO. Bạn chỉ cần làm tốt những vấn đề trên, tập trung chăm sóc Website của bạn kèm với việc có được bộ từ khóa chuẩn là đủ để bạn có thể lên top được rồi. Nếu bạn thắc mắc hay đóng góp, mời đề lại comment bên dưới nhé minh sẽ hỗ trợ sớm nhất có thể.

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.